HIV được coi là 1 căn bệnh thế kỷ của nhân loại bởi vì những hậu quả mà nó gây ra cho chính người bệnh và cộng đồng. Đây cũng là 1 căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao nếu như chúng ta tiếp xúc với những vật phẩm có chứa virus HIV. Vậy virus HIV sống được bao lâu trên dao cạo – 1 vật dụng rất phổ biến với cánh mày râu. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.
Danh mục nội dung
Virus HIV sống được bao lâu trên dao cạo?
Vi-rút HIV không thể sống lâu trên bề mặt dao cạo, thông thường nó chỉ có thể sống trong vài giây đến vài phút. Virus HIV sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt khi mà ra môi trường bên ngoài, hay vài giờ sau khi ra môi trường, bởi vì HIV rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và rất dễ bị tiêu diệt khi mà tiếp xúc với oxy ở ngoài môi trường.
Với máu của người có virus HIV rơi ra ngoài, và nếu bị ánh nắng chiếu trực tiếp thì virus HIV chỉ tồn tại được trong khoảng 30 phút, còn nếu ở trong chỗ tối, khe ẩm ướt thì nó có thể được 48h – 1 tuần. Tuy nhiên, không phải là cứ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm là sẽ bị nhiễm 100%, vì tỷ lệ lây nhiễm HIV ngay cả đối với 1 lần mà bị kim tiêm có HIV đâm là vào khoảng 0,3 đến 0,5%, nghĩa là không cao.
Có lây nhiễm HIV qua dao cạo được không?
HIV có thể lây nhiễm qua 3 con đường chính là đường máu như tiêm chích, hay truyền máu của người có nhiễm HIV, và quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con. HIV không thể lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường như ôm hôn, hay dùng chung đồ, mặc chung quần áo, hoặc ngủ chung trên giường, thậm chí tay vô tình chạm vào dịch gì không rõ…
Vì vậy việc lây nhiễm HIV qua dao cạo cũng rất thấp vì nó phụ thuộc vào những yếu tố như:
- Người được cạo trước đó có phải là người nhiễm HIV không, tỷ lệ này ở trên dân số chung là khoảng 0,4%.
- Cho dù là người trước đó đã nhiễm HIV, thì tỷ lệ lây nhiễm do tiếp xúc này không quá 1%.
Tuy nhiên, nếu như dao cạo chứa máu bị nhiễm HIV và được sử dụng để cạo 1 vết thương trên da của 1 người khác, người đó có thể sẽ bị lây nhiễm HIV. Vì vậy, điều quan trọng là hãy sử dụng các dụng cụ cạo râu, dao cạo hoặc là bất kỳ dụng cụ chăm sóc cá nhân nào khác của riêng mình để tránh việc bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả HIV.
Có những biện pháp gì để giảm nguy cơ lây nhiễm virus HIV?
1. Sử dụng bảo vệ khi quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục an toàn là việc quan hệ có sử dụng bao cao su. Nếu như bạn quan hệ tình dục với người mà bị nhiễm HIV, thì bạn phải quan hệ tình dục an toàn và cần thường xuyên xét nghiệm HIV. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng quan hệ có sử dụng bao cao su không thể loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm virus HIV được 100% vì bao có thể sẽ bị thủng hoặc là bạn đã sử dụng sai cách.
Nói chuyện với bạn tình hoặc là đối tác của bạn về các bạn tình trước đây của mọi người. Hiểu được điều này là có thể giúp đỡ cả 2 bạn ngăn ngừa được các rủi ro và chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh HIV. Bạn có thể sử dụng thuốc kết hợp (tenofovir và emtricitabine) mỗi ngày để có thể giúp ngăn chặn việc lây nhiễm HIV.
2. Sử dụng kim tiêm, tiêm chích an toàn
Tỷ lệ nhiễm HIV ở trong nhóm tiêm chích ma túy cao. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng có khoảng 20 đến 40% người tiêm chích ma túy là bị nhiễm HIV do việc sử dụng chung bơm kim tiêm.
Và không chỉ là những người tiêm chích ma túy sẽ có nguy cơ mắc bệnh, bạn tình của họ cũng có thể sẽ gặp rủi ro, đặc biệt là nếu họ không biết rằng bạn tình của mình sử dụng ma túy. Các chương trình về bơm kim tiêm sạch đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm HIV và các bệnh như là viêm gan B, C ở những người tiêm chích ma túy bằng cách là họ không dùng chung bơm kim tiêm.
3. Tránh chia sẻ những dụng cụ cá nhân
Không ít người vẫn nghĩ vật dụng cá nhân là những món đồ bình thường và hoàn toàn có thể vô tư mượn tạm khi quên mang theo. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người khác thì có thể sẽ vô tình bị lây bệnh hoặc nhiễm bệnh trong đó có cả HIV từ ai đó đấy.
Có rất nhiều các món vật dụng cá nhân mà bạn tuyệt đối không nên chia sẻ hoặc dùng với bất cứ ai khác, thậm chí là cả những người thân trong gia đình để tránh các nguy cơ lây truyền bệnh như: dao cạo, dụng cụ cạo râu, nhíp…
Những món vật dụng cá nhân này tưởng chừng bình thường khi chia sẻ với người khác nhưng nó lại có thể trở thành nguồn lây nhiễm HIV không ai ngờ tới.
4. Biện pháp phòng ngừa
Nếu bạn đang nghi ngờ rằng mình đã bị phơi nhiễm HIV qua việc quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc là các hoạt động có nguy cơ cao khác, thì bạn có thể dùng thuốc điều trị HIV trong 28 ngày để tăng cường khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm.
Được gọi là 1 phương pháp để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP), chiến lược này sẽ hoạt động tốt nhất nếu như được bạn bắt đầu ngay sau khi tiếp xúc với virus. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc PEP có thể giảm tới 81% nguy cơ bị nhiễm HIV nếu như bắt đầu trong vòng 72 giờ. Nếu vô tình mà tiếp xúc với HIV, bạn càng cần phải bắt đầu điều trị càng sớm thì càng tốt.
Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (hay PrEP) là 1 chiến lược để phòng ngừa bằng cách sử dụng 1 liều thuốc điều trị HIV hàng ngày, hay còn được gọi là thuốc kháng virus, có thể sẽ giảm tới trên 90% nguy cơ bị nhiễm HIV. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (hay CDC), tất cả những người trưởng thành và thanh thiếu niên nếu có hoạt động tình dục thì nên được giáo dục về PrEP.
PrEP chính là sự kết hợp của 2 loại thuốc kháng virus để dự phòng việc lây nhiễm HIV. PrEP đang được khuyến nghị cho bất kỳ ai nếu có nhiều nguy cơ nhiễm HIV. PrEP cần phải được sử dụng 1 lần mỗi ngày hoặc là theo chỉ định của bác sĩ. Khi dừng, thì thuốc sẽ hết tác dụng bảo vệ.
Không thể phủ nhận rằng hội chứng về suy giảm miễn dịch HIV đã và vẫn đang là mối đe dọa cuộc sống của cộng đồng và bản thân người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn trang bị được kiến thức về các biện pháp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, chúng ta vẫn có thể yên tâm trong việc tiếp xúc và sống chung với những người bị HIV. Bài viết trên đã cung cấp cho chúng ta các thông tin về việc virus HIV sống được bao lâu trên dao cạo và có thể bị lây nhiễm HIV qua dao cạo không. Hãy luôn bảo vệ bản thân an toàn trong mọi trường hợp nhé.