Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày? Liệu uống ngắn ngày hơn hoặc duy trì uống lâu dài hiệu quả có thay đổi gì không? Những kiến thức hữu ích nhất về PEP để giúp những người phơi nhiễm HIV phòng chống virus tốt hơn sẽ được bật mí ngay dưới bài viết này.
Danh mục nội dung
1. Thuốc phơi nhiễm PEP là gì?
Thuốc PEP chống phơi nhiễm là loại thuốc kháng virus HIV có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển, tấn công của virus trong vòng 72 tiếng ngay sau khi phát hiện phơi nhiễm.
Thuốc phơi nhiễm uống ngay sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người nhiễm HIV
Thực chất, ngay sau khi phơi nhiễm nên uống thuốc PEP càng sớm càng hiệu quả. Nếu bạn phát hiện mình đã tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể của người nhiễm HIV thì nên đến ngay cơ sở Y tế gần nhất để được thăm khám và kê thuốc, có thể kể đến như acriptega 50mg/300mg/300mg được coi là một trong những loại pep hiệu quả cao nhất.
2. Những trường hợp được chỉ định uống thuốc phơi nhiễm HIV
Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày: Nếu bạn vẫn chưa biết như thế nào được gọi là phơi nhiễm HIV thì những trường hợp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và sẵn sàng tâm lý bảo vệ bản thân:
- Bị kim tiêm, rao cạo râu, đầu xăm… của người nhiễm HIV đâm vào da, chảy máu
- Quan hệ tình dụng không an toàn với người nhiễm HIV
- Truyền máu, chế phẩm máu không được kiểm định, chứa virus HIV
- Phần da tổn thương, trầy xước tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV…
3. Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày?
Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày mà không phải nhiều hơn hay ít hơn? Thời gian, liều lượng uống thuốc PEP ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của thuốc.
Uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Nghiên cứu Y học cho thấy, nếu người phơi nhiễm dùng liên tục thuốc PEP trong 14 ngày hiệu quả chỉ đạt khoảng 50%. Bởi vì nồng độ thuốc trong máu thấp không thể gây ảnh hưởng lên virus và cơ hội nhiễm HIV là rất cao.
Nếu tăng thời gian điều trị lên gấp đôi, đúng 28 ngày thì hiệu quả tốt, sức khỏe cải thiện. Tuy nhiên, sau khi điều trị 28 ngày thì bạn vẫn nên đến cơ sở Y tế để xét nghiệm lại HIV.
Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) để phòng ngừa HIV
PEP là gì?
- PEP (dự phòng sau phơi nhiễm) là một đợt điều trị bằng thuốc kháng vi-rút mà bạn có thể dùng để ngăn ngừa nhiễm HIV nếu bạn có khả năng đã tiếp xúc với vi-rút.
- Nó phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với HIV và được thực hiện đúng cách trong thời gian điều trị 28 ngày.
- PEP có thể là 1 viên uống hàng ngày hoặc kết hợp 2 hoặc 3 viên uống hàng ngày.
PEP dành cho ai?
- PEP được thực hiện sau khi đã biết hoặc nghi ngờ phơi nhiễm với HIV để ngăn ngừa lây truyền HIV.
- Ví dụ về phơi nhiễm HIV đã biết hoặc nghi ngờ có thể bao gồm:
- Quan hệ tình dục không dùng bao cao su với người mà bạn không biết tình trạng nhiễm HIV hoặc người dương tính với HIV và không được điều trị.
Trường hợp bao cao su bị rách hoặc hỏng khi quan hệ tình dục. - Dùng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ tiêm chích khác.
- Nếu bạn tiếp xúc với HIV thông qua một người nhiễm HIV có tải lượng vi rút không phát hiện được, PEP không được khuyến nghị vì không có nguy cơ lây truyền.
Thuốc chống phơi nhiễm Hiv hiệu quả cao
4. Tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc PEP
Gặp tác dụng phụ khi uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày là điều không thể tránh khỏi. Những người có hệ miễn dịch khỏe thì có thể sẽ nhẹ hơn người yếu. Phổ biến nhất là những tình trạng sau:
Triệu chứng nhẹ
- Đau đầu: Người dùng thuốc phơi nhiễm hầu hết sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt. Để giảm tình trạng này, bạn có thể dùng thuốc giảm đau Paracetamol để cảm thấy thoải mái hơn.
- Buồn nôn: Thuốc phơi nhiễm có thể uống trong khi ăn hoặc sau khi ăn. Nếu triệu chứng buồn nôn kéo dài và gây ảnh hưởng đến công việc, bạn có thể uống thuốc chống nôn trước khi uống thuốc 30 phút
- Tiêu chảy: Tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể mất nước, kiệt sức. Để cải thiện tình trạng này bạn nên uống Oresol để bù nước, điện giải. Nếu tiêu chảy nặng cần truyền nước biển, uống thuốc chống tiêu chảy.
- Đau bụng: Tình trạng này cần theo dõi kỹ, nếu đau bụng kéo dài cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi
- Phát ban, dị ứng nhẹ: ban đỏ li ti mọc khắp người kèm ngứa tình trạng ngứa khó chịu bạn có thể dùng kháng Histamin để thấy dễ chịu hơn.
Triệu chứng nặng
- Khó thở, tức ngực: Khó thở, thở dốc, tức ngực là những triệu chứng ít gặp khi uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày nhưng lại rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng này hoặc người thân gặp phải thì nên đưa ngay đến bệnh viện để được theo dõi.
- Rối loạn giấc ngủ, gặp ác mộng: Giấc ngủ rất quan trọng với sự hồi phục và chữa lành của cơ thể. Người uống thuốc PEP có thể sẽ cảm thấy khó ngủ, chằn trọc, gặp ác mộc, tỉnh dậy lúc nửa đêm… lâu dài có thể khiến người bệnh stress, lo âu và suy kiệt cơ thể.
- Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Biểu hiện rối loạn thần kinh ngoại vi rõ nhất ở các đầu ngón tay, ngón chân khiến người bệnh đi lại có thể khó khăn. Hạn chế tình trạng này bằng cách sử dụng Vitamin B để hỗ trợ, nếu nặng cần đến cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được hỗ trợ thay thế thuốc.
Nếu bạn uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày mà cảm thấy cơ thể có những triệu chứng khác, bất thường với các tác dụng phụ kể trên thì nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và theo dõi. Để hiểu rõ hơn về thuốc phơi nhiễm PEP và những thông tin hữu ích liên quan đến căn bệnh thế kỷ HIV, mời bạn ghé thăm website https://thuocarv.com/ nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày.