Ngày nay, nhờ sự phát triển và tiến bộ của khoa học mà việc nhiễm HIV không còn là “án tử hình” nữa. Tuy nhiên, đây vẫn là một bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, chính vì vậy mà bất cứ hành vi tiếp xúc nào giữa người với người cũng gây ra lo lắng có mắc phải HIV không. Và một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất là: “Hôn nhau có bị nhiễm HIV không?”
Danh mục nội dung
Hôn nhau có bị nhiễm HIV không?
Câu trả lời là không, vì virus HIV không xuất hiện trong nước bọt do đó bạn không thể bị truyền nhiễm thông qua hành động hôn. Có thể nói, nước bọt chưa một số protein và enzyme phục vụ các chức năng khác nhau như tiêu hoá thức ăn, hỗ trợ bôi trơn khoang miệng và thậm chí còn có khả năng chống lại vi trùng xâm nhập. Chất ức chế protease bạch cầu (SLPI) là một loại enzyme có trong nước bọt, chất nhầy và tinh dịch. Và chất ức chế SLPI này có khả năng ngăn ngừa HIV lây nhiễm các tế bào đơn thân và các loại tế bào bạch cầu,…
Vì nước bọt chứa nồng độ SLPI cao hơn cao hơn rất nhiều so với dịch âm đạo và trực tràng nên có thể giải thích được lý do vì sao HIV chủ yếu có trong tinh dịch, dịch âm đạo mà không có trong nước bọt. Thông qua đây bạn hoàn toàn có thể trả lời cho thắc mắc: “Hôn nhau có bị nhiễm HIV không?”.
Mặc dù vậy, theo các nghiên cứu cho thấy bạn vẫn có thể bị nhiễm HIV khi hôn nếu một trong hai bị lở loét hoặc chảy máu nướu răng.
Virus HIV lây truyền như thế nào?
Thông thường, virus HIV sẽ lây nhiễm qua những con đường như:
-
Lây truyền qua đường tình dục
Lây truyền HIV có thể lây qua đường tình dục qua đường hậu môn, âm đạo khi không sử dụng bao cao su. Cũng có những trường hợp bị lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục nhưng nguy cơ này khá ít.
Việc lây nhiễm HIV qua đường tình dục chỉ xảy ra khi chất dịch chứa HIV tiếp xúc trực tiếp với màng nhầy hoặc mô bị tổn thương (do cọ sát khi quan hệ tình dục). Khả năng lây nhiễm HIV qua đường hậu môn cao hơn so với khi quan hệ qua đường âm đạo vì các mô nằm ở hậu môn rất mỏng, dễ bị tổn thương và chảy máu.
-
Lây nhiễm khi dùng chung kim tiêm
Bạn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm HIV thông qua việc sử dụng kim tiêm với người bị dương tính HIV. Theo các nghiên cứu cho biết virus HIV có thể sống trong kim đã sử dụng tới 42 ngày, vì vậy bạn không nên dùng chung kim tiêm với bất kỳ ai để tránh khả năng bị lây nhiễm.
Chưa ghi nhận được bất kỳ trường hợp nào nhiễm HIV từ hình xăm hoặc xỏ lỗ trên cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị lây nhiễm HIV từ việc dùng chung kim tái sử dụng hoặc các thiết bị y tế không được vệ sinh đúng cách do đó nên hạn chế hết mức.
-
Mang thai và cho con bú
Người mẹ có thể truyền HIV cho thai nhi trong giai đoạn mang thai, sinh con hoặc cho con bú. Nhưng nếu mẹ áp dụng phương pháp điều trị HIV trước đó sẽ làm giảm nguy cơ di truyền HIV cho trẻ khi sinh ra đáng kể.
Các con đường không lây truyền HIV
Vì HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người ở điều kiện thường nên chúng ta sẽ không nhiễm HIV khi chạm vào các vật hoặc bề mặt mà người dương tính với HIV đã chạm qua. Ngoài việc hôn không lây truyền HIV thì virus này cũng không lây truyền qua nhiều đường khác nữa như:
- Không khí, nước
- Muỗi, ruồi, các công trùng
- Nước bọt, nước mắt, mồ hôi (Ngoại trừ trường hợp chúng chứa máu nhiễm HIV)
- Hành động gãi, cắn, ma sát
- Tiếp xúc bình thường như ôm, hôn, bắt tay
- Thủ dâm
- Chia sẻ đồ ăn thức uống
- Dùng chung nhà tắm hoặc bồn cầu, dụng cụ ăn uống hoặc các đồ vật khác
Nhiều lời đồn vô căn cứ khiến cho mọi người vẫn lầm tưởng và lo lắng về việc: “Hôn nhau có bị nhiễm HIV không?”. Tuy nhiên, bạn chỉ lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với một số chất dịch cơ thể có chứa HIV như máu, tinh dịch và sữa mẹ. Ngay cả khi quan hệ tình dục, chỉ cần sử dụng bao cao su đúng cách là đã làm giảm đáng kể sự lây lan. Nếu không may bạn bị nhiễm HIV thì hãy nhờ sự trợ giúp y tế và dùng thuốc hỗ trợ điều trị HIV đúng cách để duy trì tải lượng trong máu không cho chúng phát triển, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục.