Thuocarv.com – Chuyên thuốc nhập khẩu chính hãng giá rẻ nhất

Bị kim tiêm đâm nhưng không chảy máu có bị nhiễm HIV không?

Trong một số trường hợp bị kim tiêm đâm nhưng không chảy máu có bị nhiễm HIV không là câu hỏi mà được nhiều bạn quan tâm nhất. Có thể nói, căn bệnh HIV gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như tâm lý của người bệnh, do vậy bạn cần có cho mình cách phòng tránh tốt nhất.

Bị kim tiêm đâm nhưng không chảy máu có bị nhiễm HIV không?

Trong một số trường hợp bạn tình cơ bị kim tiêm đâm vào người làm chảy máu, hay không chảy máu cũng cần nghĩ đến khả năng phơi nhiễm. Rất nhiều người bị lâm vào các tình huống như vậy nên gây hoang mang, lo lắng và không biết minh phải làm gì khi nghi ngờ nhiễm HIV và liệu mình có nguy cơ bị lây nhiễm hay không? Nếu bị nhiễm kim tiêm của người  bệnh, hay vật sắc nhọn dính máu đâm vào thì có thể bạn bị lây nhiễm HIV. Do vậy, bạn cần có cách phương pháp điều trị đúng nhất.

bi kim tiem dam nhung khong chay mau 1

Làm gì khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV?

Thông thường, khi bị đâm bởi một vật nhọn thì bạn thường có tâm lý sợ hãi. Cách xử lý này hoàn toàn sai, gây nguy hiểm, bởi vậy việc nắn bóp các vết thương sẽ vô tình tạo ra nhiều tổn thương, làm tăng nguy cơ xâm nhập virus HIV vào cơ thể.

Nếu như nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV bạn cần làm những điều sau đây:

  • Cần nhanh chóng lấy các vật sắc nhọn ra khỏi cơ thể.
  • Cần tiến hành rửa vết thương dưới vòi nước, tránh thực hiện các thao tác cầm máu, bịt chặt vết thương ngay và không được nắn bóp vết thương.
  • Cần rửa kỹ vết thương một lần nữa bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó bạn cần đến ngay cơ sở ý tế để được kiểm tra, làm xét nghiệm HIV và điều trị phơi nhiễm.

Tỷ lệ nhiễm HIV từ vết thương như thế nào?

Bạn có thể đến cơ sở y tế, để được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá về khả năng lây nhiễm HIV từ vết thương. Nếu là tổn thương ở da, không gây chảy máu, chảy máu ít hay có chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV chỉ tiếp xúc vào các vùng niêm mạc không bị tổn thương viêm loét tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm lại tương đối thấp.

Riêng với một số trường hợp bị tổn thương sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV tại các vùng bị viêm loét, thì tỉ lệ mắc sẽ tương đối ca, cần phải xử lý nhanh chóng và điều trị kịp thời.

bi-kim-tiem-dam-nhung-khong-chay-mau

Nếu nghi ngờ nhiễm HIV cần làm loại xét nghiệm gì?

Bạn cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra khả năng có thể nhiễm HIV hay chưa. Tiếp đó, có thể bắt đầu điều trị phơi nhiễm ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, khi nhận được kết quả xét nghiệm HIV dương tính, thì bạn có thể bị nhiễm từ trước, cần phải dừng việc điều trị phơi nhiễm ngay.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ làm cho bạn một số xét nghiệm cần thiết khác để theo dõi quá trình điều trị, ví dụ như huyết đồ, thăm dò chức năng gan và thận.

Thời gian để điều trị phơi nhiễm HIV

Để dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV mang lại hiệu quả cao, những hiệu quả sẽ giảm dần nếu như bạn đến các cơ sở ý tế quá trễ. Do đó, người bị phơi nhiễm cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế được tiến hành chữa trị càng sớm càng tốt, không nên để quá 72 giờ. Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm của HIV cũng kéo dài liên tục trong vòng 28 ngày. Thuốc điều trị thường sẽ là thuốc uống, sử dụng theo đúng phác đồ phối hợp 3 loại thuốc kháng siêu vi theo hướng dẫn của các chuyên gia.

bi kim tiem dam nhung khong chay mau3 1

Một số lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV

Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV phải được chỉ định bởi các chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm về chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV. Nếu nạn nhân bị nghi ngờ nhiễm HIV thì không nên tự ý mua thuốc dùng. Thuốc kháng virus có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong khoảng thời gian đầu sử dụng, sau đó cơ thể sẽ quen dần. Vì vậy, bạn không được tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh sẽ được tư vấn về các nguy cơ bị nhiễm HIV, lợi ích về điều trị phơi nhiễm, tác dụng phụ của thuốc điều trị, phương pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác,..

Trên đây là toàn bộ các thông tin về bị kim tiêm đâm nhưng không chảy máu có bị nhiễm HIV hay không. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này, đồng thời đưa ra các giải pháp điều trị hiệu quả cho bản thân mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *